top of page

Cẩm nang nước Đức 101 (P.1) - GERMANY

hay Nước Đức và 15 điều khác biệt.

Sau 2 năm COVID-19 với 4 đợt vi hành của cổ, nước Đức trong mình chỉ còn lại những mảnh ký ức rời rạc, nhưng những gì đọng lại phần lớn đã hình thành cho mình những thói quen mà trước đây mình ít khi để tâm đến. Mình sang Đức học tiếng ngắn hạn trong 3 tháng (để được miễn chứng minh tài chính vì chỉ xin visa du lịch), nhưng phần nhiều là cúp học đi chơi. Thành thử ra, mình có trải nghiệm nửa mùa của 1 đứa du học sinh và 1 đứa Việt ba lô nghèo kiết xác vẫn mắc đi du lịch.

travel girl solo travel girl in Dusseldorf Germany Christmas New Year taken by 50 1.8 squitopus warehouse hocongnguyenbinh
Một chiếc ảnh chụp bởi @hocongnguyenbinh ngày mình chuẩn bị rời Đức

1. Đi bộ qua đường

Từ hồi còn ở Việt Nam, mình đã có thói quen qua đường theo vạch. Làm đúng luật thật ra chẳng có gì để tự hào, vì nó hiển nhiên phải thế, huống hồ động cơ của mình còn hoàn toàn củ chuối, nghe đâu đi bộ qua đường bị tai nạn khi có vạch qua đường sẽ được bồi thường hẳn trăm triệu. Tới hồi qua Đức xứ sở thi hành luật thì ngoài chuyện băng đúng vạch qua đường, mình bị bất ngờ vì người đi bộ được ưu tiên tới mức xe hơi đang chạy cũng phải dừng lại nhường cho mình đi. Con dân Đông Lào ai nhường cái gì thì phải cảm ơn, mình cúi đầu chào họ cũng chào lại ủa dễ thương ghê. Nhưng mà chỗ nào có đèn tín hiệu thì mình nhớ chờ xanh hẳn đi, còn có nút xin đường thì nhớ bấm, chứ mà mode Đông Lào bật lên lúc này nhào qua xong bị ủi phát không ai đền đâu í thề có khi còn phải đền ngược lại.

girl crossing the street asian winter outfit autumn leave street in Brussels Belgium Germany
eny @th.mie nhờ chụp cho quả ảnh băng qua đường thần thái mà đi hết chục nước vẫn chưa ưng tấm nào

2. Luôn canh lề phải

Câu chuyện sẽ chẳng có gì nếu chỉ đơn giản là đường em đi là đường bên phải đường ngược lại là đường bên trái, lái xe bên phải đi bộ bên phải vân vân và mây mây. Ở Đức họ canh lề phải ngay cả khi đã ở bên phải. Dễ hiểu và dễ thấy nhất là khi đi thang cuốn. Rõ ràng bản thân cái thang nó đã chia ra 2 làn lên xuống trái phải rồi bạn chẳng thể đi ngược chiều cho đặng, nhưng mọi người vẫn sẽ đứng sát về bên phải, để những ai đang vội sẽ vẫn còn lối để đi, thay vì phải chen lấn. Và kể cả những nơi không chia làn thì họ vẫn sẽ nép về bên phải, như thang bộ chẳng hạn.

girl walking philosophenweg philosophy walk road heidelberg autumn germany asian

3. Giữ cửa, không có chi

Ngày xưa khi chưa có cô Vy mọi người chưa kì thị tay nắm cửa, thì người Đức có một thói quen là giữ cửa cho người đi sau. Thói quen này không giống việc một người giành việc mở cửa giúp để thể hiện mình là quý ông, mà đó là khi ai đó đang đi cùng đường với bạn mà trước mặt chỉ có một cái cửa, họ sẽ đứng đấy chờ bạn đến rồi mới đi. Hành động đó có thể có nhiều lý do nhưng mình chưa nghe được cái nào thuyết phục. Người ta hay bảo người Đức cứng nhắc, còn mình thì thấy họ đáng yêu nhưng thích tỏ ra lạnh lùng, kiểu tsundere :))))

heidelberg elizabeth gate lâu đài castle schloss germany girl door
Một cái cửa khác không có cánh nhưng vẫn cần phải giữ, cửa vào lâu đài Heidelberg: Elizabeth Gate.

4. Tip me maybe

Tiền tips, hay còn được biết với cái tên làng xã là tiền boa, là một văn hóa được biết tới dưới quan niệm "chỉ dành cho giới nhà giàu", khi mà mình tiền ăn còn không đủ lấy gì mà boa người ta. Nhưng thực sự thì, tiền trên hóa đơn là tiền bạn trả cho món hàng, cho dịch vụ bạn sử dụng, thì tiền tips là tiền bạn trả cho sự hài lòng, sự phục vụ tận tình mà bạn được trải nghiệm. Thậm chí một số nơi, tiền tips mới là thu nhập chính của nhân viên vì lương cơ bản họ thấp, nhưng họ phục vụ hết mình và họ mong muốn nhận được tiền tips xứng đáng, là tiền mà họ có thể chia nhau vào cuối ngày mà không cần nộp cho chủ quán. Văn hóa này ở mình chưa quá phổ biến nên nhiều khi có mấy chị gái thái độ ngay lập tức khi mình không tip cho mấy chỉ, xong cái mình quạo, cái mình khỏi tip luôn.

granny nanny burger kebab mayonaise in mannheim
Chào các cháu, ông bà đứng đây chờ tips từ chiều

Mình thì không biết mức tips bao nhiêu thì hợp lý, vì tips là tùy tâm, nhưng thiệt sự thì hình như người ta vẫn trông đợi mình tip ít nhất cũng 10% giá trị hàng (như ở VN có mấy nhà hàng hay quán karaoke hay có +10% phí phục vụ, là để thay mình tip cho nhân viên chứ đâu). Sau này khi về lại VN, mình vẫn hay gửi lại tiền thừa nếu không quá ít, mặc dù nhiều lúc sợ bị kêu tips ít quá, lại bị kì thị thêm :<. Cơ mà de, mình còn nghèo nên mình chọn tùy tâm, sau này giàu lên mình sẽ tip nhiệt tình hơn mình hứa.

Quán lẩu ở Cologne không hiểu bỏ cái gì trong đó mà thèm hoài, bất chấp chị chủ chưa đến đoạn tips đã thái độ

5. Phân loại rác và chuyện môi trường

Thêm một thói quen mà mình vác về VN đây, đó là phân loại rác. Câu chuyện này thì không đơn giản như việc phân loại tái chế và không tái chế, nhưng cũng không quá phức tạp để có thể thực hiện tại nhà. Có 5 loại rác phổ biến và 2 loại rác đặc biệt, cần được phân loại tại nguồn:

  1. Altpapier (giấy báo cũ): giấy tài liệu hoặc bìa carton, hộp đựng,... không dính chất hữu cơ, thường có màu xanh dương

  2. Verpackungen (rác bao bì tái chế được): vỏ chai nhựa, túi nhựa, lon nhôm,... mà mấy bà nhôm nhựa hay mua á, thường có màu vàng

  3. Bioabfall (rác hữu cơ): thức ăn thừa, hoa cỏ và mấy thứ tự phân hủy được xong bốc mùi thúi rình, thường có màu nâu

  4. Glascontainer (chai lọ thủy tinh): thùng này nhiều chỗ còn phải chia ra thành thủy tinh nhãn xanh, trắng hoặc nâu tùy loại nữa, nên người ta hay mang ra thùng rác ở chỗ to hơn có đủ cả 3 loại nhãn này, thùng dòng này thường có màu xanh lá cây, vì đa phần thủy tinh mang nhãn màu xanh

  5. Restmüll (rác còn lại): những loại rác không bỏ được vào 4 cái trên và 2 cái dưới đây thì có thể cho vào thùng này, thường có màu đen hoặc xám

  6. Hai loại rác đặc biệt:

    1. Pin: các siêu thị ở Đức thường đều có chỗ vứt pin, vì hóa chất từ pin thật sự độc và gây ô nhiễm rất nặng và và mất rất lâu để làm sạch vùng ô nhiễm. Ở VN cũng hay có những đợt thu gom pin để xử lý thay vì vứt lung tung như hiện tại vì mọi người thường không để ý :<

    2. Rác cồng kềnh: như "mua tivi tủ lạnh, mua đèn điện quạt máy, mua moto máy bơm nước, mua máy lạnh, máy hàn, máy phát điện", hoặc đồ nội thất, cần phải được xử lý bằng cách thu gom riêng bởi công ty môi trường, bạn cũng có thể bán hoặc cho.


Lại nói về vỏ chai nhựa, một số vỏ chai sẽ có ký hiệu pfand, tức là khi hoàn lại chai tại các máy Leergutautomat tại các siêu thị rồi nhận lại coupon mua hàng tương đương 0.25Cent mỗi chai. Thỉnh thoảng mình hay thấy người ta để chai lên trên nắp hoặc xung quanh các thùng rác công cộng í rồi nghĩ ôi phí của giời, nhưng bạn mình bảo thiệt ra họ đang làm phước á, để mấy người vô gia cư không có điều kiện có thể gom chai đó đi pfand rồi lấy tiền mua đồ ăn.


Ngoài ra, mấy bạn hay đi Mega Market chắc cũng đã quá quen với việc siêu thị không cung cấp cho bạn 7749 cái túi nylon như nhiều siêu thị khác, bạn có thể tự mang túi, hoặc bỏ tiền ra mua ngay một chiếc túi bền vững thương hiệu Mega Market. Về đặc điểm này, thì ở Đức, mọi siêu thị đều là Mega Market ạ. Nhiều khi những chiếc túi bền vững tới mức, về VN rồi mà mình cứ hay thấy túi Lidl, Rewe, Aldi,... trên khắp mọi miền quê, chuyên để đựng mấy cái của nợ nặng hay cồng kềnh.

leaves autumn tote bag girl holding cup with rucksack
Nhanh trí lấy cái quần jeans chắp đít lại xỏ cọng dây vào thành túi đeo đi học đi chợ đi chơi

6. Xếp hàng chờ lượt

và tuyệt đối không chen lấn. Đừng bao giờ nghĩ đến chuyện lươn lẹo kể cả về VN ai chen hàng mình cục lên liền không đợi tới 2s, tất nhiên là trừ khi họ lịch sự hỏi ý mình thì mình sẵn sàng nhường liền á mình dễ dãi lắm, nhưng ở Đức thì mình chưa năn nỉ thử, nên mình không biết họ có xổ cho 1 tràng hay không vì chắc chắn người Đức cộc hơn mình. Nếu đó là lượt của họ thì xác định là họ muốn sàng bao lâu cũng được, họ nhanh giúp mình mình cảm mơn, họ bật mode cô dâu 8 tuổi mình chửi họ chửi lại :v


(còn nữa)

0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page